Cách đối trị sân hận
Pháp thoại của ngài Gyaltrul Rinpoche,
Chuyển ngữ: thư viện Karma Kagyu,
Có 5 thứ độc dược là tham, sân, si, ngã mạn và ghanh tỵ sai xử tâm của chúng ta. Trong năm thứ thì sân hay nóng giận là thứ gây thiệt hại lớn nhất. Một trong những pháp môn chính của người tu tập (dù bất kỳ truyền thống nào, tiểu thừa hay đại thừa) là pháp trừ bỏ sân hận
Shantideva đã dạy: ” một chút sân hận có thể phá hủy Phước báu trong hàng tỳ kiếp”. Không có Phước báu nào sánh được với lòng Kiên nhẫn và không có nghiệp quả xấu nào có thể sánh kịp với sân hận.
Những hệ quả của sân hận
1) Những hệ quả có thể nhìn thấy ngay trong kiếp này
2) Những hệ quả trong kiếp kế tiếp.
1) Hệ quả có thể nhìn thấy.
Ví dụ của những tác hại nhìn thấy được là cảm giác không hạnh phúc, không dễ chịu, thể hiện ở những biểu hiện không dễ thương trên khuân mặt. Điều này khiến người khác cảm thấy không muốn nói chuyện với chúng ta. Năng lượng thể chất và tinh thần bị tiêu cực. Chúng ta không thể ngủ được khi nóng giận và căm hận. Ngày hôm sau ta không có được tinh thần tỉnh táo để tập trung vào điều gì. Chế độ ăn uống cũng bị ảnh hưởng, hoặc là ta sẽ ăn không được, hoặc là sẽ ăn rất nhiều. Điều tệ hại là tri giác và trí tuệ thiếu sự sắc bén, tinh tế, làm điều gì chúng ta cũng không biết việc này là tốt hay xấu. Chúng ta có cảm giác muốn la rầy và nói xấu về người khác. Kết quả là chúng ta để mất bạn bè, họ hàng, sức khỏe và Phước lành
2) Những quả không nhìn thấy được.
Sân hận sẽ phá hủy mục đích tu tập của ta và sẽ khiến ta phải tái sinh ngay nơi địa ngục, trong kinh Amitaba có nhắc tới việc nói lời tổn hại một vì Bồ tác gây bởi sân hận sẽ tạo nghiệp trong hàng nhiều tỳ kiếp và phá hủy Phước báu trong nhiều tỳ kiếp. Điều này cũng được nhắc tới trong nhiều bản kinh khác. Một người khi đã nguyện giữ hạnh Bồ tác thì sẽ là một vị Bồ tác. Một người tu hành đại thừa/ Kim cương thừa thì luôn nghĩ vì tất cả chúng sinh và giữ hạnh nguyện Bồ tác là một vị Bồ Tác. Do đó một điều quan trong cần nhớ là một vị Bồ Tác có thể là bất cứ ai và bất cứ đâu. Chúng ta không nên sân hận với bất cứ ai, đặc biệt là các bạn đồng tu.
Nguyên nhân của phiền giận
Để hiểu về phiền giận và cách loại trừ, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề, bao gồm nguyên nhân thứ nhất và thứ hai. Nguyên nhân thứ nhất là sự bám chấp vào bản ngã, sự bám chấp này có thể diệt trừ bằng sự thực hành tuệ giác và chứng đạt về tính không. Nguyên nhân thứ hai là sự thất vọng/ bất như ý, xuất hiện ngay trước khi hình thành tâm sân. Thất vọng nảy sinh khi chúng ta không thể có được những gì chúng ta muốn hoặc chúng ta phải chịu những điều chúng ta không muốn. Điều đó xảy ra vì
1) Tất cả chúng sinh đều vì lợi thân mà hành xử hay còn gọi là bản ngã.
2) Thiếu có sự tôn trọng người khác, mọi người thường nghĩ bản thân là quan trọng nhất. Trừ phi có sự tôn trọng lẫn nhau, chúng ta và những người khác thường bị tổn thương.
3) Sự không hài lòng – dẫn tới cảm giác khổ, chúng ta thường muốn có nhiều thêm nữa bởi chúng ta không thấy đủ.
4) Sự thiếu kiên nhẫn, mọi thứ cần phải có thời gian để có kết quả nhưng chúng ta thường bỏ cuộc giữa đường, dẫn đến phiền não và giận dữ.
Cách đối trị với sân hận
Biết được nguyên nhân và tác hại của vấn đề rất quan trọng để trừ bỏ phiền giận. Có 3 cách để đối trị sân hận.
1) Thiền quán chiếu (phân tích)
2) Phương pháp thiện xảo
3) Nuôi dưỡng những đức tính thiện lành.
1) Thiền quán chiếu/ phân tích
Hãy tưởng tượng có ai đó nói những lời rất tệ khiến chúng ta nổi giận, hoặc ai đó làm bạn mất mặt trước người khác. Nếu chúng ta cảm thấy đau khổ vì giận dữ, chúng ta cần kiểm tra nơi bản thân. Nguyên nhân nào khiến chúng ta khổ đau? Có phải âm thanh/ lời nói của họ làm khổ ta. Hãy thử tưởng tượng tiếp nếu ai đó nói những điều rất tệ về ta nhưng bằng ngôn ngữ mà ta không hiểu hoặc họ nói với khuân mặt mỉm cười, thế bạn nghĩ thế nào, bạn có nổi giận không? Trong đời sống hàng ngày nếu chúng ta quán chiếu những điều này, nghĩa là chúng ta đang thực hành pháp. Chúng ta nên sử dụng những phương tiện khéo léo này. Tụng kinh không thể thay thế được thiền quán chiếu/ phân tích.
Từ sự phân tích chúng ta có thể thấy rằng từ ngữ, lời nói không phải là nguyên nhân gây sự khổ đau hay sân hận. Nguyên nhân thực sự là sự bám chấp của ta cho rằng những lời ấy làm tổn hại ta. Bạn cho rằng những điều tôi vừa nói là có thể đúng, nhưng bạn sẽ nổi giận ngay khi ai đó đánh bạn bởi vì lần này bạn thực sự bị đau về thể chất. Thế thì bạn lại suy ngẫm và hỏi chính mình. Nếu bạn nổi giận khi bạn bị đau, vậy tại sao bạn lại không nổi giận khi bạn bị đau đầu hay đau răng vv…
Chúng đều là những cơn đau. Nếu bạn cho rằng bạn không nổi giận khi đau đầu vì không ai gây đau đầu cho bạn, nhưng cái đau này cộng với sự giận dữ này là do người kia gây nên vì họ có ác ý. Nếu bạn nghĩ như vậy, hãy kiểm tra xem người đó có luôn đánh người khác và nói những lời tệ hại. Anh ta sẽ không đánh và la lối tất cả mọi người, có lẽ chỉ la lối một vài người thôi.
Phải có cái gì đó khiến anh ta hay đánh và la lối người khác. Hãy hỏi chính mình nếu ai đó đánh bạn với một chiếc gậy, bạn sẽ nổi giận với chiếc gậy hay là nổi giận với người cầm gậy? Thông thường chúng ta sẽ nổi giận với người cầm gậy chứ không phải chiếc gậy, bởi vì chính người cầm gậy điều khiển cây gậy. Nhưng chúng ta cũng biết rằng người đó đánh ta vì người đó đang giận dữ, anh ta sẽ không đánh người mọi lúc. Ví dụ như, anh ta sẽ không đánh người khi anh ta hạnh phúc. Nếu sân hận không phải là nguyên nhân khiến anh ta đánh người khác, thế thì anh ta sẽ phải đánh người bất kì lúc nào. Thế thì tại sao bạn lại không giận cái sân hận của anh ta nhỉ? Nếu bạn biết điều bí mật này thì bạn sẽ chẳng than phiền nhiều, ngược lại bạn sẽ cảm thấy thương người kia vì anh ta bị điều khiển bởi sân hận và sẽ tạo ra rất nhiều nghiệp quả do bị sân hận sai xử.
Một cách quán chiếu khác là quán chiếu về nhân Quả. Nếu bạn không có mặt đó, thì anh ta sẽ không có đối tượng để làm tổn hại. Do đó 50 % nguyên nhân là do bạn. Nếu bạn có mặt ở sai chỗ, sai thời điểm. Bạn hãy suy nghĩ xem sân hận đối với người kia có giúp bạn trở nên hạnh phúc hơn không? Nếu không làm bạn trở nên hạnh phúc thì tại sao tiếp tục sân hận? Thực tế thì sự sân hận sẽ có hại vì nó tạo thêm nghiệp quả xấu. Nếu bạn giận dữ với anh ta, và ngược lại anh ta giận dữ với bạn, thế thì chuyện này sẽ chẳng bao giờ kết thúc.
2) Phương tiện khéo léo
Một trong những phương pháp thành công là sự thực hành hạnh của cây. Nếu ai đó đánh cây, cây sẽ chẳng cảm thấy gì và không hề chuyển động, tương tự, nếu ai đó làm tổn thương bạn, đừng phản ứng lại, không phản ứng sẽ ngưng lại nghiệp( ngay và khi chúng ta vẫn còn những cảm xúc khổ sở).
Nếu bạn đang khổ vì ganh tỵ, hãy nghĩ về mục tiêu mà bạn muốn đạt được, hãy hỏi liệu mình có đạt được hay không, nếu không thể với tới, thì tại sao lại không quên đi và làm một việc khác? Tại sao phải giận dữ khi chúng không có ích gì, cảm giác khổ này khiến chúng ta tức giận thêm. Bạn nên tránh những nơi rắc rối. Nếu bạn biết bạn sẽ gặp vấn đề nếu đi đến một số nơi nhất định vào những thời điểm nhất định, bạn không nên đi nữa. Hiểu biết về yếu tố thời gian, vv rất quan trọng, hãy tự hỏi liệu có đúng thời điểm không? một ví dụ khác đó là khi mà bạn làm rất nhiều việc tốt nhưng không thể giúp người khác theo ý mình muốn. Bạn sẽ cảm thấy thất vọng, nhưng hãy nghĩ xem, liệu mọi việc có đúng thời điểm không? nếu không đúng thời điểm, bạn nên thực hiện việc giúp đỡ vào thời điểm khác. Một phương pháp thiện xảo khác là không bao giờ đếm số lần bạn đã kiên nhẫn.
3, Nuôi dưỡng cái nhìn tích cực với tất cả chúng sinh
khi chúng ta suy nghĩ tích cực tới người khác, sự sân hận của ta sẽ bị yếu đi. Để tu tập pháp này, ta cần thực hành một số điều sau đây khi ta giận dữ.
1, suy ngẫm về những lợi ích của kiên nhân, và những hệ quả của sân hận
2, hiểu thấu rằng mọi kinh nghiệm mà ta ta đang trải nghiệm đều là nghiệp quả của những hành động của ta trong quá khứ, ta chấp nhận mọi việc.
3, suy ngẫm và hiểu rằng tự tánh chân thật của tất cả chúng sinh thì đều đẹp lành bởi vì họ đều có Phật Tính. Họ đang bị sai xử bởi sân hận và vô minh. Chúng ta không nên giận dữ chúng hữu tình vô tội. Ta nên giận với 3 thứ độc dược trên.
Tựu chung lại, Thấu hiểu được những hệ quả và nguyên nhân của sân hận và các phương pháp để đối trị sân hận, chúng ta có thể thực hành giáo pháp để an tịnh thân tâm và đạt tới tự do đem lại lợi ích không chỉ trong đời này mà còn trong các đời kế tiếp.