Tháng 12 hoặc tháng 1 hàng năm, hàng trăm đệ tử của bốn truyền thống Phật giáo Tây Tạng sẽ quy tụ để cùng nhau cầu nguyện tại các nơi thánh tích linh thiêng trên khắp Ấn Độ. Trong một pháp hội có tên gọi là Kagyu Monlam. Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong Phật lịch (của Karma Kagyu).
Kể từ năm 1996, Kagyu Monlam đã diễn ra ở Bodhgaya- Bồ Đề Đạo Tràng, phía Đông Bắc của Ấn Độ, bang Bihar. Bodhgaya là nơi mà Đức Phật đã đạt thành giác ngộ và là địa điểm hành hương chính của Phật tử thuộc tất cả các truyền thống.
 
Thaye Droje, đức Pháp vương Karmapa thứ 17, đã chủ trì pháp hội cầu nguyện kể từ năm 1996, cùng với rất nhiều lạt ma khác. Sharmapa thứ 14, Mipham Chokyi Lodro, đạo sư của Karmapa cũng chủ trì pháp hội cùng Karmapa cho tới khi ngài viên tịch vào năm 2014. Hiệu lực của việc tụng đọc lời cầu nguyện trong sự hiện diện của những vị Bồ Tát lớn như vậy thì mạnh mẽ hơn là tụng đọc một mình cả một triệu lần.
Monlam: con đường của hạnh nguyện
 
Từ Monlam trong tiếng Tạng có thể được dịch là “con đường của hạnh nguyện” Rất nhiều lời nguyện cầu, nguyện ước được trì tụng trong pháp hội Kagyu Monlam. Lời nguyện chính được biết đến nhiều nhất là “Nguyện vương – Vua của các lời nguyện” hay còn gọi là hạnh nguyện của đức Phổ Hiền. Đây là một kết tập lớn lời của Đức Phật đã được lưu giữ trong bộ Kanjur.
 
Nguyện vương Phổ Hiền tập trung vào ước mong vô cùng vị tha: mong cho chúng con đạt tới giác ngộ để có thể dẫn dắt tất cả chúng sinh đến cùng quả vị đó. Khi tất cả cùng quy tụ ở Kagyu Monlam và tụng đọc lời nguyện trên, năng lực của lời nguyện sẽ tăng trưởng gấp một ngàn lần hoặc hơn. Điều này góp phần vào sự an lạc và phát triển tâm linh của tất cả chúng sinh và giúp họ đạt tới giác ngộ.