Câu hỏi: Làm cách nào con có thể thương được những người đã độc ác đối với con?

Karmapa:

“Trước hết, chúng ta có vô số lời dạy từ những bậc thầy vĩ đại, như Shantideva và các vị thầy khác. Bản thân thầy, thầy liên hệ tới những lời dạy ấy bằng một cách nhìn rất đời thường, rằng: những người đang gây khó khăn cho ta, đang đem lại thử thách cho ta, trước hết, có thể đã làm vậy chỉ để bảo vệ những người thương của họ, để bảo vệ những người mà họ đang chăm lo, và nhờ liên hệ như vậy,  ta có thể phát sinh một chút thiện cảm, hay chí ít có thể biết được động cơ đằng sau những hành động ấy và dần có cái nhìn cảm thông.

Đôi khi, những gian truân ấy đến để giúp chúng ta mạnh mẽ hơn – vì vậy,  chúng có gốc rễ là từ tình thương. Trong một số trường hợp, cách duy nhất khiến chúng ta mạnh mẽ hơn chính là đem tới những thử thách, giúp ta phát triển lòng tôn trọng và các đức tính khác. Rất khó để chúng ta nhận ra khi nào thử thách được đưa đến cho chúng ta theo cách này, đó là khi một vị đạo sư đang cố giảng cho ta một bài học.

Thông thường là trường hợp người đó đang cố gắng bảo vệ bản thân hay những người họ thương, và họ xem ta như là một mối hiểm nguy, giống như khi hổ mẹ tấn công người lữ khách bởi vì nó cảm thấy rằng người lữ khách ấy có thể là một mối đe doạ cho bầy con.

Nếu chúng ta quán chiếu theo cách này, chúng ta có thể thấy rằng ta đang không cố gắng để thương một người độc ác – bởi vì theo thầy nghĩ cố gắng để thương một người độc ác là một điều rất khó khăn. Thay vì vậy, nếu ta nghĩ những hành động độc ác ấy được thúc đẩy bởi tình thương hay mong muốn bảo vệ những người thân yêu, thì bằng cách nào đó chúng ta có thể bắt đầu mở ra một con đường, một cánh cửa của sự cảm thông. Vì vậy, đầu tiên, chúng ta hãy từ bỏ đi suy nghĩ rằng có điều gì đó được thực hiện chỉ vì người đó tàn ác.

Cũng có những lúc mà một người nào đó có thể tạo ra rất nhiều khó khăn cho ta chỉ đơn giản bởi vì họ đang không ở trong trạng thái bình tĩnh và sáng suốt nơi tâm mình. Họ đang ở trong trạng thái bất an, phiền não (khổ sở, cực đoan) cực điểm, và vì thế họ không thực sự ý thức những gì họ đang nói hay đang làm. Những điều này thường xuyên xảy ra trong đời sống, và do đó nó không vượt ra ngoài  sức tưởng tượng của chúng ta. Ta có thể liên hệ, ta càng liên hệ được nhiều, ta càng loại bỏ được những điều kiện mà ta có thể phát sinh sân hận và giận dữ. Và điều đó sẽ tự động cho ta cơ hội để phát triển những tâm ngược lại với sân hận và giận dữ. Đầu tiên sẽ là hiểu thấu và sau cùng có thể là xót thương.

Nói về một pháp tu tập căn bản, thầy sẽ nói rằng một trong những điều đầu tiên cần tu tập chính là phải luôn chánh niệm và cẩn trọng. Lại lấy ví dụ người lữ khách – đôi khi ta có thể phải băng qua một vùng đất hiểm nghèo, rừng rậm nguy hiểm, khi đó ta cần phải đi đứng một cách thận trọng, với tỉnh giác, ý thức và chánh niệm, để ta không vô tình làm hổ mẹ sợ hãi. Khi đó, nguy hiểm trước một con hổ dữ đã được giải quyết trước khi nó được bắt đầu – bằng việc thận trọng, ta không gặp những khó khăn để cần giải quyết.

Mục đích của việc chánh niệm là vì ta không muốn rơi vào những hoàn cảnh mà ta phải cố gắng tìm cách “Làm thế nào để tôi vượt thắng sự hận thù, làm thế nào để tôi có thể thương yêu?” Chúng ta cần đặt sự chú tâm vào việc tu tập chánh niệm. Chánh niệm không phải là thận trọng quá mức. Lẽ dĩ nhiên là theo thời gian, bằng việc thực tập một điều thường xuyên, liên tục, dần dần ta sẽ thu được nhiều kinh nghiệm hơn, đến một lúc nào đó chánh niệm và tỉnh giác sẽ đến một cách tự nhiên, và không còn cần phải nhọc sức ta vẫn có đủ chánh niệm… và nhờ đó, ta biết rằng… ta có thể đi lại một cách an toàn.

Nếu ta đã rơi vào trong tình trạng này, thì thầy nghĩ rằng điều duy nhất ta có thể làm là quán chiếu về những hệ quả bất thiện mà ta phải chịu đựng nếu giao mình cho những phiền não như sân hận và oán hờn. Bằng những lập luận đơn giản này, ta từ bỏ những điều bất thiện.  Nếu vào lúc ấy ta không thể phát khởi lòng thương, thì ít nhất ta cũng không nên xây dựng sự hận thù.

Thận trọng không có nghĩa là trở nên quá mức cẩn thận, bởi vì sau đó chúng ta lại có thể rơi vào một thái cực khác, một thứ vấn đề khác, cũng như khi dùng thuốc, nếu ta uống quá liều, nó sẽ biến thành chất độc. Ví dụ, chúng ta có thể nghĩ rằng, “Cẩn thận là rất quan trọng, vì thế tôi phải rất thận trọng, không ngừng thận trọng.” Kết quả là ta có thể trở nên phòng thủ quá đáng trước tất cả mọi thứ, và trở thành bảo thủ, cực kỳ khép kín. Và khi ấy, nó lại cũng không lành mạnh chút nào. Vì vậy, trước những vấn để này, ta phải tự hỏi mình và quán xét rất cẩn thận, “Đâu mới đúng là ranh giới giữa sự cẩn trọng và bất cẩn?” Hiển nhiên, ta không nên quá bảo thủ và e dè, bởi vì những tính ấy sau đó có thể dẫn đến những điều bất lợi khác. Thay vào đó ta nên cẩn trọng (một sự cẩn trọng đúng mức), và lý do của sự cẩn trọng này là bởi vì ta muốn đem lại an lạc cho bản thân và người khác. ”

Chuyển ngữ: Kunga, biên tập: thư viện Karma Kagyu

Nguyên bản Tiếng Anh

Question: How do you love those who are cruel to you?

Karmapa:

‘First of all, there are countless quotations from great masters, like Shantideva and so on. Personally, the way I relate to those teachings and quotes is that one can think about them first of all from a very mundane perspective: that those who are challenging you, or giving you challenges, could have done so first of all in order to protect their loved ones, to protect the people they care for, and therefore one can gain some appreciation, or one can at least understand the motivation behind their actions and gain some appreciation.

And sometimes, these challenges are presented to make us stronger – so sometimes they are rooted in love. In some cases, the only way to make us stronger is to provide challenges, helping develop our sense of respect and so on. It is difficult to notice when challenges are presented to us in this way, when we are being given a lesson by a teacher.

It is often the case that people try to protect themselves or their loved ones, and they see you as a threat, like a mother tiger attacking a traveller because she feels that the traveller is a possible threat to her cubs.

When we reflect on this, we can see that it is not really the case of loving those who are cruel – because that is very difficult, I think. But if you think about the actions being driven by love or protecting loved ones, we can somehow begin to develop a path, a road to relate. So, first of all, we let go of the idea that something was done out of cruelty.

There may also be occasions where people might again present a lot of challenges simply because they are not in a stable or clear state of mind. They are in a state of mind that is extremely emotional, and so therefore they don’t really know what they’re saying or doing. These things occur in life regularly, and therefore it’s not beyond our imagination. Therefore we can relate, and the more we are able to relate the more we are able to clear any kind of condition to develop hatred or anger. And that automatically provides room for the opposite of anger or hatred: first of all understanding, and then maybe eventually love.

But to begin with, as a practice, I would say that one of the first things to practice is always to be mindful and to be careful. Like the example of the traveller – sometimes you might have to travel though dangerous territories, treacherous jungles, so therefore you must travel with caution, with awareness, with mindfulness, so that you don’t accidentally scare the mother tiger. Then the problem of the angry tiger is solved before it takes place – by taking these precautions, there is no problem to begin with.

The intention of being mindful should be that one doesn’t want to fall into circumstances where one faces the challenge of “How do I overcome my hatred, how do I love?” Our intention should be to cultivate mindfulness. It is not about being over-cautious. In time, of course, by doing the same thing regularly, consistently, then one gains more and more experience, to a point where being mindful and being cautious come very naturally, and one doesn’t have to strive to be mindful… and therefore then, you know… one can travel safely.

If one has already fallen into this kind of situation, then I think the only thing that one can do is to reflect on the negative consequences or repercussions that one could experience, should one give in to afflictive emotions, like anger or hatred. And therefore, using this very simple logic, then refrain from anything harmful. If one cannot express love at the moment, then at least one should not develop hatred.

Cautiousness does not mean to become over-cautious, because then again we could fall into other extremes, other types of problems, like using the medicine excessively and turning it into a poison. For example, we might think, “Being cautious is very important, so therefore I must be very cautious, constantly.” As a result, one may become extremely defensive about everything, and one actually becomes reserved, really reserved. And then again, it is not healthy at all. So in those areas one must ask oneself and reflect very carefully, “What is the difference between being careful and being careless?” Obviously, one should not be reserved and withdrawn, because then it could lead to some other unnecessary things. But one should be careful, and the reason is that one wants to benefit oneself and others.’